QUY TRÌNH THI CÔNG MÓNG BĂNG, KIẾN TRÚC VĂN HƯNG
Quy trình và biện pháp thi công lắp đặt kết cấu thép Dầm Móng của hệ móng băng 2 phương cho công trình nhà ở Dân dụng có quy mô từ 2-4 tầng tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế và quy phạm thi công và những đặc thù công nghệ riêng của chuyên ngành xây dựng Dân dụng:
– Sau khi lắp đặt hoàn thành lưới thép móng của hệ móng băng 2 phương ( cả phương ngang và phương dọc) kiểm tra đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật thì tiến hành lắp Đặt kết cấu thép của Dầm móng.
– Ưu tiên lắp đặt kết cấu thép của dầm móng Theo phương dọc trước, Lắp đặt xong kết cấu thép của dầm móng theo phương dọc Chúng ta tiến hành kiểm tra kết cấu đảm bảo tiêu chuẩn rồi mới tiến hành lắp đặt kết cấu thép của tất cả các dầm móng phương ngang từ sau ra trước.
– Lưu ý Dầm móng phương ngang là dầm móng chịu lực chính của hệ khung công trình, Nên bắt buột dầm móng phương ngang phải kéo dài suốt hết nhịp từ cột trái sang cột phải của công trình. Đảm bảo rằng tất cả các cột của công trình Bắt buộc phải đặt trên điểm giao nhau của dầm móng Ngang và dầm móng dọc.
– Dầm móng dọc không chịu lực chính nhưng có tác dụng Giúp cho tất cả các dầm móng ngang Kết nối với nhau thành một khối móng quy ước. Tạo thành móng băng hai phương, Chính điều này tăng thêm khả năng phân tán lực từ các cột xuống nền đất thành lực phân bố đều trên toàn diện bản móng xuống đất nền, Tăng diện tích bản móng Đồng nghĩa với việc áp lực tác Dụng phân bố đều xuống nền được giảm thiểu đáng kể Và từ đó làm cho nền đất được chịu tải ít hơn giúp cho công trình không bị lún theo thời gian tăng độ bền vững cho kết cấu móng của công trình.
– Vì vậy tất cả các hệ móng băng do Văn Hưng thực hiện Đều là hệ móng bằng hai phương. Để công trình được tuyệt đối an toàn và không bị lún theo thời gian. ( Hình Ảnh thi công thực tế tại công trình của Kiến Trúc Văn Hưng).